Bình áp máy lọc nước là thành phần không thể thiếu trong máy lọc nước RO. Tuy nhiên, không phải mọi người tiêu dùng đều đã hiểu rõ về cấu tạo, công dụng cũng như ưu – nhược điểm của bộ phận này.
Để hiểu rõ bình áp máy lọc nước được cấu tạo ra sao, sử dụng cho mục đích gì và có những ưu – nhược điểm thế nào, bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Cấu tạo và chức năng của bình áp máy lọc nước
Bình áp là thiết bị thường có hình trụ, dung tích thường nằm trong khoảng 10 – 15 lít. Bình thường được làm từ chất liệu kim loại hoặc nhựa cao cấp. Đây là thiết bị không thể thiếu trong máy lọc nước RO. Khi bình áp gặp trục trặc, máy thường gặp lỗi ra nước yếu, hoặc không có nước.
Cấu tạo
Các thương hiệu trên thị trường có thể thiết kế bình áp với cấu tạo đa dạng. Song, bạn có thể tìm hiểu cấu tạo cơ bản của bình áp máy lọc nước qua hình ảnh dưới đây:
Chức năng
Về chức năng, bình áp có vai trò chứa nước và đẩy nước ra khỏi bình khi bạn mở vòi.
Đối với các máy lọc nước RO, nước đi qua các bộ lọc và sau đó được đưa vào bình áp. Khi rỗng, bình áp thường có áp suất nằm trong khoảng từ 5 đến 10 psi. Khi nước được đưa vào bình, áp suất trong bình sẽ tăng lên. Khi áp suất trong bình đạt khoảng 2/3 áp suất của dòng chảy nước máy, van ngắt thủy lực của hệ thống lọc RO sẽ hoạt động để ngừng đưa nước qua hệ thống.
Khi bạn mở vòi, nước sẽ được đẩy ra khỏi bình áp nhờ áp suất không khí. Đồng thời, nước lại tiếp tục được đưa từ hệ thống lọc vào bình áp để đổ đầy bình và bù lại áp suất hao hụt từ phần nước bạn đã lấy đi. Khi nước được cho vào bình áp làm cho áp suất đạt ngưỡng cần thiết, vòi thủy lực tiếp tục ngắt nước vào hệ thống. Cứ như vậy, bình áp điều chỉnh áp suất của hệ thống và điều phối nước vào – ra.
Một niềm tin sai lầm nhiều người mắc phải là dung tích bình áp chính bằng dung tích nước được chứa. Song, điều này là không đúng. Do một phần nhất định của bình áp được dành cho bóng khí, lượng nước chứa sẵn chỉ bằng 60 – 70% dung tích bình.
2. Ưu – nhược điểm của bình áp máy lọc nước
Mọi thiết bị trong gia đình đều có các ưu – nhược điểm nhất định. Bạn cần cân nhắc các ưu và nhược điểm này để đưa ra lựa chọn về việc có nên sử dụng sản phẩm đó hay không.
Đối với bình áp máy lọc nước, bạn hãy cân nhắc các ưu và nhược điểm sau.
Ưu điểm:
- Đảm bảo áp lực ổn định của nước đầu ra
- Đảm bảo máy có thể hoạt động trơn tru và ngắt nghỉ đúng lúc
Nhược điểm:
- Cồng kềnh, tốn diện tích
- Có thể xảy ra han gỉ đối với bình áp làm từ kim loại
- Làm gián đoạn hoạt động của máy lọc nước ngay khi bình gặp sự cố nhỏ
- Là một linh kiện phải có (cùng với bơm máy lọc nước), khiến máy lọc nước có giá cao
3. Vì sao máy lọc nước công nghệ nano không cần bình áp?
Trên thị trường máy lọc nước, máy lọc nước công nghệ nano nổi bật nhờ sự nhỏ gọn và công nghệ không dùng điện – không tạo nước thải. Các thiết bị này không cần tới bình áp mà vẫn có thể hoạt động trơn tru. Nguyên nhân là bởi máy lọc công nghệ nano được trang bị các lõi lọc với khả năng lọc mạnh mẽ. Các lỗ trên màng lọc có kích thước siêu nhỏ (nhỏ hơn nhiều so với lỗ trên màng lọc các công nghệ khác), tạo ra lực hút rất lớn, khiến cho mọi tạp chất đều bị bám dính ngay trên màng lọc.
Ngược lại, công nghệ lọc RO cần lực đẩy để nước có thể đi qua màng lọc và loại bỏ tạp chất khỏi nước. Điều này yêu cầu phải có máy bơm. Việc hoạt động và ngắt nghỉ của máy bơm được quyết định bằng việc khi nào thì cần nước đi qua màng lọc. Và quá trình điều phối này là do bình áp đảm nhận.
Do đó, bình áp là linh kiện quan trọng của các thiết bị lọc nước RO. Song, máy lọc nước công nghệ nano có thể hoạt động dễ dàng mà không cần tới bình áp. Điều này không chỉ giúp cho máy lọc nước nano có kích thước nhỏ gọn mà còn tiết kiệm chi phí, bởi:
- Bạn không cần mua kèm bình áp hay bơm với máy
- Bạn không cần tốn chi phí sửa chữa và thay thế bình áp và bơm
- Bạn không cần tốn chi phí cho phần nước thải, do mọi tạp chất đã được giữ lại trên màng lọc