Bệnh viêm đại tràng nếu không được chữa trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất.
Bệnh viêm đại tràng nếu không được chữa trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cùng Thế Giới Điện Giải tìm hiểu bệnh, nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất.
Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương thường kéo dài ở niêm mạc đại tràng
1. Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, biến chứng bệnh
Đại tràng còn được gọi là ruột già – là đoạn ruột ngắn hình chữ nằm ở áp cuối của hệ thống tiêu hóa, với chức năng chính là tiết dịch đại tràng, tổng hợp vitamin, hấp thụ hết các chất dinh dưỡng còn lại trong thức ăn và tiêu hủy thức ăn thành phân trước khi đào thải ra khỏi cơ thể. Đại tràng dài khoảng 150cm, thường dài bằng khoảng 1/4 ruột non nhưng tiết diện lại lớn hơn. Độ dài của đại tràng có thể khác nhau ở mỗi người và giới tính.
Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương thường kéo dài ở niêm mạc đại tràng. Bệnh còn kèm theo tình trạng suy giảm miễn dịch đường ruột với các biểu hiện đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau từng cơn hay đau âm ỉ. Bệnh thường hay tái phát, có thể gây rối loạn đại tiện như đi lỏng nhiều lần trong ngày, đi ngoài “phân sống”, phân máu và hay có cảm giác mót rặn rất khó chịu. Tình trạng mãn tính là quá trình viêm nhiễm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn có hại hay các ký sinh vật qua ăn uống, gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết.
- Các nguyên nhân phổ biến
– Do chế độ ăn uống: ăn uống không điều độ hoặc các loại thức ăn gây kích thích, làm tổn thương niêm mạc ruột và táo bón kéo dài cũng gây nên viêm đại tràng.
– Người mắc bệnh đại tràng thường cảm thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, đi ngoài phân có máu. Nếu bệnh nặng, cơ thể có thể sốt, gầy sút hốc hác, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Một khi đã mắc bệnh người bệnh phải kiêng khem rất khổ sở, chỉ cần ăn thức ăn không hợp về sinh là bệnh tái phát trở lại trầm trọng hơn.
– Rối loạn khi đi tiêu: bệnh biểu hiện rất đa dạng, chủ yếu là đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, hay mót rặn, phân có thể có nhầy hay có máu hoặc bị táo bón nhưng có kèm nhầy mũi, đôi khi xen kẽ giữa táo bón với tiêu phân lỏng. Bụng trướng hơi, khu trú dọc khung đại trắng, người bệnh luôn cảm thấy căng tức bụng rất khó chịu. Táo bón lâu ngày không chỉ gây bệnh trĩ mà còn có thể gây nên các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như viêm đại tràng. Táo bón làm phân cứng khiến đại tràng phải co bóp nhiều và cần lực lớn dễ gây tổn thương lớp niêm mạc bên trong, hình thành vết viêm loét.
– Mất lợi khuẩn: Khi người bệnh viêm đại tràng có các ổ viêm loét nên người bệnh thường phải dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặc trị để diệt các vi khuẩn gây hại chữa lành vết loét nên cũng diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Trong lòng ruột có một lớp lông nhung dày đặc lợi khuẩn sống bám trên các lông nhung tiết dịch nhày trám lên toàn bộ niêm mạc đại tràng tạo thành lá chắn kép bảo vệ đại tràng. Khi diệt hết lợi khuẩn thì lớp lông nhung cũng trơ trụi, dịch nhầy bào mòn làm mất lớp màng chắn bảo vệ đại tràng. Vết sẹo mới được chữa lành không có gì che chắn bảo vệ nên dễ bị các chất độc hại từ thức ăn đưa vào gây viêm loét trở lại. Lợi khuẩn rất nhạy cảm với axit dạ dày và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua đây nên người bệnh rất khó bổ sung bù đắp lợi khuẩn để tái tạo màng chắn kép bảo vệ đại tràng.
– Do lị amip: Khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống thì lỵ amip sẽ xuống đại tràng và tấn công niêm mạc đại tràng gây nên các biểu hiện phân nhày, đau rát khó đi đại tiện, có lẫn máu trong phân và gây nên những cơn đau bụng từng cơn…
– Do rối loạn miễn dịch: Tình trạng rối loạn miễn dịch cộng thêm việc bị căng thẳng, thức khuya lâu ngày cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đại tràng.
– Do lao ruột: Bị nhiễm khuẩn này, người bệnh có thể gặp phải các rối loại tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, phân nhầy và kèm theo một số triệu chứng nhiễm lao như sốt nhẹ theo chu kì và người mệt mỏi suy sụp.
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Các giai đoạn phát triển nguy hiểm của bệnh đại tràng
– Xuất huyết đại tràng: bệnh tái đi tái lại liên tục, mạc đại tràng bị viêm nhiễm, lớp lông nhung trơ trụi thì tiến triển nặng dễ dẫn đến xuất huyết ồ ạt hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.
– Thủng đại tràng: xuất hiện khi sau các đợt điều trị kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung bị rụng, các vết loét ăn sâu đến và bào mỏng thành đại tràng lâu ngày dẫn đến thủng đại tràng.
– Giãn đại tràng cấp tính: khi bị giãn đại tràng, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến loét và thủng gấp nhiều lần khiến người bệnh bụng dữ dội, chướng bụng hoặc có thể hôn mê, thậm chí là tử vong.
– Ung thư đại tràng: biến chứng nguy hiểm của bệnh là ung thư đại tràng. Theo thống kê năm 2015 của Bộ Y tế, 20% người bệnh viêm đại tràng sẽ chuyển thành ung thư đại tràng.
Viêm đại tràng mãn tính có thể dẫn đến ung thư đại tràng
2. Nước ion kiềm và bệnh viêm đại tràng
Ở bệnh viêm đại tràng, các ổ loét thường là các ổ viêm nhiễm chứa nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Nguyên nhân là các mô và tế bào ở ổ loét niêm mạc bị tổn thương nên môi trường ở vết loét, xung quanh các vết loét bị axit hóa, nhiều chất độc hại thải ra.
Nếu tình trạng này kéo dài thường gây ra nhiều gốc tự do bao quanh tế bào niêm mạc ruột dẫn đến thiếu oxy trong tế bào, đồng thời cản trở chức năng sinh lý của niêm mạc đại tràng. Lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư đại tràng. Như vậy, có thể thấy, ung thư đại tràng rất hay gặp ở những người mắc viêm loét đại tràng mãn tính. Do đó, việc thanh lọc đại tràng, loại bỏ các gốc tự do, cân bằng môi trường axit kiềm cho ruột và cho đại tràng là điều quan trọng trong chữa trị viêm loét đại tràng mãn tính.
Thông thường, nước máy có độ pH từ 6.4 – 7.4, nước này thường không có khả năng khử oxy hóa bởi vì giá trị ORP của nước là (+) (dương). Chỉ có các loại nước có giá trị ORP (-) (âm) mới có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.
Trong đó, nước ion kiềm được tạo ra từ máy điện giải qua quá trình điện phân nước nên có độ pH dao động từ 8.5 – 10.0 và đặc biệt là có giá trị ORP (-), nên có tác dụng tẩy rửa, loại bỏ các chất độc trong cơ thể như đường ruột giúp phục hồi nhanh vết loét, ngăn ngừa biến chứng, nhất là phòng chống hình thành bệnh ung thư.
Vì sao nước ion kiềm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng?
- Tác dụng cụ thể của nước ion kiềm đối với bệnh
Nước điện giải ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh pH 8.5 -9.5, giàu các vi khoáng tự nhiên như Kali, Magie, và phân tử nước siêu nhỏ giúp hỗ trợ tốt để điều trị chứng táo bón của người bị viêm đại tràng.
Nước điện giải ion kiềm (pH 8.5 -9.5 ) có chứa các ion âm, khi vào đường ruột sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn gram âm phát triển, lấn át các hại khuẩn gram dương. Có thể ví các ion âm này như sữa chua hoặc một loại men sinh học, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy. Lợi khuẩn phát triển tốt sẽ tạo giúp niêm mạc đại tràng nhanh hồi phục, tạo thành lá chắn bảo vệ đại tràng.
Trong một nghiên cứu khác vào năm 2005 của giáo sư Christine A. Edwar thuộc bộ môn Vi sinh của đại học Shefield, Sheffield, Anh đã cho thấy mối quan hệ rõ rệt khi pH môi trường đại tràng giảm, có tính axit thì giảm sự hoạt động của lợi khuẩn, làm giảm hoạt lực cũng như sự sinh trưởng của lợi khuẩn.
Uống nước ion kiềm giúp cân bằng môi trường pH ở ổ loét và khu vực xung quanh ổ loét, tẩy rửa các tế bào chết, các tác nhân gây bệnh tích tụ trong ổ loét, thải các chất độc trong tế bào niêm mạc đại tràng nhờ nước có phân tử nhỏ nên dễ đi qua màng tế bào, loại bỏ các gốc tự do bao quanh màng tế bào, giúp tăng cường oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào.
Ở bệnh viêm đại tràng, các ổ loét thường là các ổ viêm nhiễm, chứa nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rus. Do tế bào và mô ở các ổ loét ở niêm mạc đại tràng bị tổn thương nên môi trường vết loét và xung quanh các vết loét sẽ bị axit hóa và bởi vậy sẽ có nhiều chất độc hại được thải ra. Lâu ngày sẽ phát sinh nhiều gốc tự do bao quanh tế bào niêm mạc ruột, gây tình trạng thiếu oxy tế bào và cản trở chức năng sinh lý của niêm mạc đại tràng.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ung thư đại tràng. Thực tế ung thư đại tràng rất hay gặp ở những người mắc viêm loét đại tràng mãn tính. Bởi vậy việc thanh lọc đại tràng, tẩy rửa các gốc tự do cho tế bào để cân bằng lại môi trường axit- kiềm cho ruột, đại tràng là điều quan trọng trong chữa viêm loét đại tràng mãn tính.
Dư axit dịch vị dạ dày là một trong những nguyên nhân gây chướng bụng, tiêu chảy. Nước điện giải ion kiềm (pH 8.5 -9.5) có khả năng trung hòa các axit dư này, cân bằng độ pH đường ruột, giúp giảm các chứng rối loạn tiêu hóa. Còn nước điện giải ion kiềm mạnh pH từ 10.0 trở lên có tác dụng rửa rau củ quả sạch hơn, giúp mang lại bữa ăn an toàn vệ sinh, rất tốt cho người bị viêm đại tràng.
Đặc biệt, với khả năng chống oxy hóa cao, nhất là giàu phân tử Hydro (chất chống oxy hóa mạnh mẽ và siêu nhỏ), nước ion kiềm có khả năng loại bỏ các gốc tự do bao quanh màng tế bào giúp tăng cường oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào, không chỉ hạn chế các biến chứng nguy hiểm mà còn nâng cao hệ miễn dịch cơ thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư hóa do viêm đại tràng mãn tính một cách hiệu quả.
- Các bằng chứng khoa học về hỗ trợ điều trị viêm đại tràng bằng nước ion kiềm
Nghiên cứu của nhóm Takashi Hayakawa, Harulto Tsuge, Hisanori Onoda, Hisayo Ohkouchi, Chicko Tushiya tại Khoa Công nghệ, phòng Khoa học thực phẩm của Đại học tổng hợp Gifu University của Nhật Bản đã chứng minh rằng: “Nước ion kiềm có khả năng chống lại hiện tượng phì đại manh tràng, làm giảm lượng axit béo chuỗi ngắn – là sản phẩm của quá trình lên men nên có hiệu quả chống chướng bụng, nguyên nhân gây biếng ăn, lên men đường ruột bất thường dẫn đến ợ hơi và tăng khí”. Trong đó, canxi có trong nước ion kiềm (khoảng 50ppm) và giá trị pH của nước cũng là yếu tố quan trọng đem lại những tác dụng này của nước kiềm.
Nghiên cứu của bác sĩ Hiromi Shinya – Giáo sư sàng về phẫu thuật của Trường Đại Học Y khoa Albert Einstein, Trưởng khoa Nội soi của Bệnh viện Beth Israel ở New York đã cho các bệnh nhân của mình dùng nước điện giải ion kiềm để hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Kết quả, sau 90 ngày sử dụng: hình ảnh ruột trước khi dùng nước ion kiềm (bên trái) có thành ruột bám dày đặc chất bẩn, còn hình ảnh ruột sau 90 ngày dùng nước ion kiềm (bên phải) có thành ruột hồng hào và sạch sẽ.
Hình ảnh tình trạng đường ruột trước khi sử dụng nước ion kiềm ở bên trái và kết quả sau 90 ngày là bên phải
Ở một nghiên cứu khác, Tiến sĩ Testsuji Hokudou, là Giám đốc Khoa Tiêu hóa (Gastro-enterology) của bệnh viện Quốc gia Ohkura. Ông cũng là đại diện cho Ủy ban nước kiềm (the Com-mittee of Alkaline Ionized Water Electrolyzed) cho biết về kết quả thử nghiệm lâm sàng về sử dụng nước ion kiềm tại Đại hội Y tế Nhật Bản lần thứ 25 ngày 02/04/1999 (tổ chức 04 năm/lần kể từ năm 2003). Năm 1999, có 26.000 người tham dự đại hội trong đó có khoảng 22.300 người là bác sĩ và các triệu chứng sau đây được kiểm tra trong thử nghiệm lâm sàng với kết quả như sau:
Kết quả đối với rối loạn tiêu hóa
25 tình nguyện viên có triệu chứng bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa được cho uống 01 lít/ngày nước ion kiềm có độ pH – 9.51 trong vòng 02 tuần thì nhận thấy: 88% người cảm thấy phần nào được cải thiện, 52% cảm thấy được cải thiện một phần, 24% được cải thiện, 12% được cải thiện nhiều, 12% không thấy thay đổi gì, và không ai có biểu hiện triệu chứng tồi tệ hơn.
Kết quả đối với các trường hợp táo bón
Nước ion kiềm và nước sạch đã được gửi cho 163 tình nguyện viên có những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa và được yêu cầu uống với số lượng 500 ml/ngày, liên tục trong 04 tuần thì nhận thấy: Tỷ lệ cải thiện chung nhóm người sử dụng nước ion kiềm cao hơn đáng kể so với nhóm sử dụng nước thường. 79% các tình nguyện viên sử dụng nước ion kiềm cảm thấy hiệu quả. Trong khi nước sạch đạt 64.9%. Như vậy, tỷ lệ không hiệu quả nhóm sử dụng nước ion kiềm là 21% và nhóm sử dụng nước sạch là 35.1% .
Kết quả đối với các trường hợp tiêu chảy
Theo thử nghiệm lâm sàng “mù đôi” đối chứng cho thấy, nước ion kiềm có hiệu quả chống lại tiêu chảy mãn tính hơn so với nhóm đối tượng chỉ sử dụng nước sạch. Nước ion kiềm đạt hiệu quả ở 94.1% số tình nguyện viên so với khoảng 64.7% ở nhóm đối chứng.
Kết quả nghiên cứu phát hành tại Đại hội tuyên bố rằng: “Nước kiềm đã được chứng minh hiệu quả chống lại các rối loạn niêm mạc dạ dày bao gồm loét dạ dày”. Trong phiên chất vấn, Tiến sĩ Tochikazu Yoshikawa còn phát biểu trong phiên họp toàn thể của Đại hội như: “Những nghiên cứu của tôi tiến hành cho thấy rằng sử dụng nước ion kiềm có thể ngăn ngừa tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Vấn đề hiện nay là phải tìm ra cơ chế của nó. Trước hết, tôi nghĩ nước ion kiềm hoạt động theo cách tương tự như một thuốc kháng acid dạ dày thông thường chống lại acid”. Vì vậy, nước này có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt các vết viêm loét, đồng thời nâng cao chức năng của hệ thống toàn đường ruột, trong đó có cả đại tràng.