Gốc tự do là những nguyên tử không bền vững có thể gây tổn thương đến các tế bào và khiến bộ phận này bị lão hóa nhanh chóng. Vậy làm thế nào để chống lại gốc tự do, cách phòng ngừa và cải thiện hiệu quả thế nào?
Gốc tự do là những phân tử chỉ có 1 e lớp ngoài cùng
Gốc tự do là gì?
Gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử bị mất một electron ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng được sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc hình thành dưới sự phát triển của những yếu tố bên ngoài như stress, thuốc lá, rượu bia,….
Theo các chuyên gia, gốc tự do tồn tại dưới dạng phân tử hoặc nguyên tử đơn lẻ nên chúng luôn trong trạng thái bất ổn và tìm muốn cách chiếm đoạt điện tử của những nguyên tố khác. Chính điều này vô tình đã gây ra phản ứng dây chuyền làm tổn thương tế bào và phân tử protein. Hậu quả sau đó là sẽ xuất hiện những biến đổi làm tổn hại, rối loạn chức năng thậm chí là chết tế bào.
Cụ thể quá trình hủy hoại tế bào của các gốc tự do sẽ được tiến triển như sau: Trước hết, chúng sẽ tiến hành oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã, tiếp nhận thực phẩm và dưỡng khí. Sau đó bắt đầu tấn công vào các ty lạp thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Cuối cùng làm suy yếu kích thích tố và enzyme khiến cơ thể không tăng trưởng được.
Theo các nhà khoa học, gốc tự do chính là thủ phạm gây ra 60 căn bệnh đáng kể nhất là xơ vữa động mạch, ung thư, đục thủy tinh thể, tiểu đường, cao huyết áp,…Một số loại gốc tự do có hại trong cơ thể như: Peroxy lipid, hydroxyl radical, Superoxide,…
Gốc tự do được sinh ra từ đâu?
Hoạt động sống của tế bào và các tác động từ bên ngoài môi trường như tia phóng xạ, tia tử ngoại, bức xạ cao,…. chính là những yếu tố sản sinh ra gốc tự do. Cụ thể những tác nhân gây có thể làm tăng hoạt chất này gồm:
- Căng thẳng về tinh thần và thể chất như lao động quá sức, lo lắng kéo dài, áp lực công việc, buồn, sợ … có thể khiến gốc tự do phát triển và mạnh hơn.
- Tỷ lệ chất béo cao trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm dư thừa năng lượng, thiếu hụt vitamin làm cơ thể dễ bị tấn công hơn.
- Việc sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại, hóa chất, nhiễm xạ,… cũng có thể là tác nhân khiến gốc tự do phát triển mạnh hơn.
- Đặc biệt các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra, trạng thái giảm trữ lượng Antioxidant trong tế bào do tuổi cao và chế độ ăn thiếu khoa cũng sẽ gốc tự do phát triển mạnh hơn.
Căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược và xuất hiện nhiều hoạt chất có hại này
Gốc tự do ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?
Theo thuyết gốc tự do về lão hóa được công bố năm 1956, các gốc tự do sẽ phá vỡ tế bào theo thời gian. Cụ thể khi cơ thể già đi, khả năng chống lại tác động của gốc tự do sẽ giảm xuống, lúc này các tác nhân gây hại sẽ nhiều hơn, stress oxy hóa cũng tăng lên dẫn đến quá trình thoái hóa như tự nhiên.
Dưới đây là những ảnh hưởng của gốc tự do đối với sức khỏe con người:
- Gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương như Alzheimer và chứng mất trí.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do động mạch vành suy yếu.
- Chứng rối loạn viêm và hệ thống miễn dịch như bệnh tự miễn cũng có nguy cơ tăng cao. Khi đó người bệnh sẽ có thể mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp và ung thư.
- Đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực cũng là một trong những hệ quả do tấn công của gốc tự do.
- Ngoài ra theo thời gian, các chất oxy hóa còn có thể làm biến đổi ngoại hình như làn da mất độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn, tóc bạc, rụng tóc,…
- Xuất hiện bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh thoái hóa di truyền như Huntington hoặc Parkinson.
Các nhà khoa học còn chỉ ra, sự phát triển của gốc tự do còn là yếu tố phá hỏng các chất trong tế bào. Điều này gây ra sự đột biến, đẩy nhanh quá trình tổn thương và lão hóa theo thời gian. Sự tích lũy từ từ nhưng ngày một nhanh chóng của các nguyên từ thiếu electron cũng đã giải thích vì sao cơ thể đang khỏe mạnh lại già và yếu đi nhanh chóng.
Cách ngăn chặn sự phát triển và tấn công của gốc tự do
Với sự tấn công và phân hủy tế bào, theo thời gian gốc tự do không ngừng gây hại cho cơ thể. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là bộ não, bạn cần hạn chế sự gia tăng của yếu tố này. Đồng thời tăng cường bổ sung các hoạt chất chống oxy hóa. Cụ thể một số cách ngăn chặn gốc tự do phát triển gồm:
Giảm yếu tố tăng sinh bên ngoài
Gốc tự do không chỉ được sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà nó còn được hình thành bởi những tác động từ bên ngoài như: Ô nhiễm, khói bụi, ánh nắng, phóng xạ, rượu bia, khói thuốc, nhiễm khuẩn, căng thẳng,… Vì thế để hạn chế sự gia tăng của yếu tố này bạn cần tránh tối đa việc tiếp xúc với những tác nhân có hại. Cụ thể:
- Nói không với thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích có cồn.
- Đeo khẩu trang, chống nắng thường xuyên cho da khi phải ra ngoài.
- Cân bằng công việc và chế độ nghỉ ngơi để hạn chế căng thẳng, stress.
- Trường hợp làm việc trong môi trường ô nhiễm, có chất bức xạ bạn nên tuân thủ hướng dẫn an toàn lao động.
- Ngủ đủ mỗi ngày từ 7-8 tiếng cũng sẽ giúp hạn chế nguy cơ hình thành các chất oxy hóa cơ thể.
Bổ sung các chất chống oxy hóa trong thực phẩm
Ngoài việc hạn chế những yếu tố có hại từ bên ngoài thì chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa cũng có thể giúp bạn tăng khả năng trung hòa gốc tự do. Cụ thể một số hoạt chất chống oxy hóa có trong thực phẩm như:
- Vitamin A: Hoạt chất này được tìm thấy trong sữa, gan, bơ và trứng.
- Vitamin C: Tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau củ quả như đu đủ, dâu tây, cam, dưa lưới, ớt chuông, bông cải xanh,…
- Vitamin E: Được tìm thấy trong những loại hạt như hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng hoặc các loại rau xanh như bina, cải xoăn và một số dầu thực vật khác.
- Beta- Carotene: Được tìm thấy trong trái cây và rau quả nhiều màu như cà rốt, đậu Hà Lan, dưa lưới, đu đủ, bí đỏ, khoai lang. Ngoài ra hoạt chất này cũng được tìm thấy trong một số loại rau xanh như củ cải đường, rau bina,…
- Lutein: Được tìm thấy trong bông cải xanh, đậu Hà Lan, rau bina, đu đủ, cam,…
- Lycopene: Có nhiều trong trái cây và rau cỏ màu hồng, đỏ như bưởi hồng, dưa hấu, mơ, cà chua.
- Selen: Là hoạt chất chống oxy hóa được tìm thấy trong ngũ cốc, các loại hạt, sản phẩm động vật, bánh mì, mì ống,…
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa được các chuyên gia khuyên dùng
Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, quá trình bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cần tiến hành thường xuyên, liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra người bệnh cũng nên đa dạng hóa cách chế biến, tránh gây nhàm chán và đơn điệu trong ăn uống.
Uống nước điện giải ion kiềm S350-E6
So với việc sử dụng các thực phẩm giàu tính kiềm có khả năng chống oxy hóa thì việc sử dụng nước điện giải hydrogen S350-E6 được coi là biện pháp hữu hiệu hơn cả. Lý do là bởi loại nước này rất giàu phân tử Hydro – chất chống oxy hóa cực mạnh. Do đó khi đi vào cơ thể chúng sẽ trở thành “chiến binh hùng mạnh” truy tìm và loại bỏ các gốc tự do có hại, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ những bệnh lý mãn tính nguy hiểm như ung thư, gout, tiểu đường, tim mạch, dạ dày.
Mặt khác do cấu tạo siêu phân tử nên sau khi đi vào cơ thể nước ion kiềm sẽ thẩm thấu rất nhanh trong từng tế bào. Hoạt chất này cũng không mất thời gian chuyển hóa như thực phẩm nên cho hiệu quả nhanh hơn gấp nhiều lần. Để chứng minh tác dụng tuyệt vời này các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc uống 1,5 lít nước ion kiềm mỗi ngày có tác dụng chống oxy hóa bằng việc ăn 516 quả táo, 756 quả chuối, 38 củ cà rốt,…
Ngoài các biện pháp phòng ngừa ở trên, oxy hóa còn có thể ngăn chặn bằng cách xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Do đó ngoài việc ăn uống người bệnh cũng nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh lý nguy hiểm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về gốc tự do và những ảnh hưởng của nó với sức khỏe con người. Hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kiềm, nước điện giải ion kiềm và chăm chỉ tập luyện thể thao từ hôm nay để phòng ngừa những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe.
Zalo 033812890 (Thịnh)