Một số kiến thức cơ bản về nước nhiễm mặn và 3 cách xử lý nhiễm mặn, các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt đơn giản mà có hiệu quả tốt nhất!
NƯỚC NHIỄM MẶN LÀ GÌ?
Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. Thông thường, nguồn nước nhiễm mặn chủ yếu do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền, khiến cho nguồn nước ở các sông, hồ, ao, suối… bị nhiễm muối.
Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở những vùng trũng, khu ven biển. Tuy nhiên, khi mùa khô hạn kéo dài khiến cho nước ngọt ngày càng cạn kiệt thì quá trình xâm nhập mặn của nước biển vào trong đất liền cũng ngày càng sâu và nhanh hơn. Do đó, không chỉ các nguồn nước ở sông, hồ,.. mà cả những mạch nước giếng khoan, nước ngầm cũng bị nhiễm mặn theo.
Nguyên nhân khiến nước nhiễm mặn chủ yếu là do thủy triều dâng cao và do sự xâm nhập mặn của nước biển vào sống ngòi, kênh rạch. Theo đó, nồng độ nước nhiễm mặn sẽ phụ thuộc vào hiện tượng thủy văn cũng như mức độ thủy triều toàn vùng.
Nồng độ mặn của nước
Qua hình ảnh trên, ta có thể thấy độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt nằm dưới 1ppt/ lít. Và đây cũng là cách nhận biết nước nhiễm mặn đơn giản nhất. Bạn có thể nhận biết nước nhiễm mặn bằng xúc giác, bởi vì nước sinh hoạt, nước sạch sẽ không bao giờ mặn.
Hoặc bạn có thể nhận biết nước nhiễm mặn bằng cách dùng máy đo độ muối trong nước. Bạn có thể dùng 1 trong 2 cách này để nhận biết nước của gia đình có bị nhiễm mặn hay không nhé!
TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG NƯỚC NHIỄM MẶN
Khi sử dụng nước nhiễm mặn sẽ gây ra những ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nước nhiễm mặn khi vào cơ thể sẽ hút nước từ các tế bào gây nên hiện tượng mất nước khiến tế bào ngày càng bị teo nhỏ. Khi các tế bào chết đi, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh lý về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng và dẫn đến tình trạng suy thận, suy gan,..
Khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn trong sinh hoạt như: tắm, rửa, vệ sinh,.. sẽ có khả năng gây ra các bệnh ngoài da như: viêm da, mụn nhọt, ghe lở, hắc lào,..
Nghiêm trọng hơn là khi nguồn nước nhiêm mặn được sử dụng trong nông nghiệp sẽ khiến đất đai bị cằn cỗi, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của người dân. Ngoài ra, nó còn phá hủy các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà đặc biệt là các thiết bị điện.
Ngoài ra, nước nhiễm mặn còn phá hoạt các thiết bị, đò dùng sinh hoạt trong nhà, đặc biệt là các thiết bị được làm bằng kim loại. Vì muối sẽ tác dụng với kim loại và khiến kim loại đó dễ bị ăn mòn và hỏng hóc.
Vậy nên, khi nước bị nhiễm mặn các bạn phải nhanh chóng tìm cách giảm độ mặn của nước để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, gia đình. Bạn có thể sử dụng các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt mà chúng tôi chia sẻ bên dưới đây để biến nước mặn thành nước ngọt nhé!
Tác hại của nước nhiễm mặn
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN HIỆU QUẢ
Hiện nay, có rất nhiều những phương pháp để xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhưng điều quan trọng là chúng ta phải xác định được độ nhiễm mặn của nước. Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra được những biện pháp xử lý phù hợp với mức độ ô nhiễm và tiềm lực kinh tế.
1. Phương pháo trao đổi ion
Khử muối của nước bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:
RH + NaCl → RNa + HCl
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O
Và khi lọc tiếp, nước đã được khử cation ở Bể H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl-, SO42- (Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O
2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O
Ưu điểm của phương pháp này là chúng ta có thể sục rửa và hoàn nguyên theo đúng quy trình, đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt được tiêu chuẩn cao nhất. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước mặn này có chi phí khá cao và khá khó vận hành.
2. Sử dụng máy lọc nước
Phương pháp xử lý nước mặn thứ 2 là máy lọc nước tổng (máy lọc nước mặn thành nước ngọt). Khi dùng máy này, nguồn nước đầu vào sẽ được lọc sạch độ mặn cũng như các chất độc hại có trong nguồn nước.
Ngoài tác dụng loại bỏ các gây mặn trong nước thì máy lọc nước tổng còn có khả năng loại bỏ:
– Hóa chất
– Kim loại nặng
– Xử lý nước nhiễm phèn, nhiễm sắt,
– …
3. Phương pháp thẩm thấu ngược (máy lọc RO)
Thực chất của phương pháp xử lý nước bị nhiễm mặn này là dùng máy xử lý nước mặn, lọc nước nhiễm mặn bằng màng lọc Ro thẩm thấu đặc biệt bằng Axetyl Xenlulo. Màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại.
Để lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt, máy lọc sẽ phải sử dụng máy tăng áp nhằm tăng áp lực đẩy nước đi qua các màng lọc. Khí đó, nước sạch sẽ được chảy vào bình chứa còn cặn bẩn, ion sẽ bị giữ lại trên các màng lọc.
Máy lọc nước nhiễm mặn
4. Phương pháp chưng cất nhiệt
Phương pháp xử lý nước mặn
Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền và sử dụng khá lâu đời trong dân gian. Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản khi chỉ cần đun nóng nước cho đến khi sôi để nước bay hơi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết.
Ưu điểm của phương pháp này này là có thể xử lý mọi loại nước nhiễm mặn với mức độ khác nhau và khá tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian và tồn khá nhiều nhiên liệu.
Trên đây là các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt rất được ưa chuộng hiện nay mà chúng tôi đã tổng hợp được và muốn chia sẻ đến các bạn.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng các loại hóa chất xử lý nước thải, vật liệu lọc nước,.. các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và sở hữu những sản phẩm chất lượng nhé!.
Công ty TNHH ALT
Nhập khẩu và phân phối máy lọc nước Đài Loan
Hotline: 0908 790 509