Các loại thực phẩm giàu kiềm nên đưa vào thực đơn mỗi ngày

Có 12 loại thực phẩm giàu kiềm nên đưa vào thực đơn mỗi ngày

Theo các chuyên gia sức khoẻ, bổ sung thực phẩm có tính kiềm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp trung hoà lượng axit dư thừa, từ đó cơ thể sẽ duy trì trạng thái cân bằng pH tự nhiên, ngăn ngừa và phòng chống một số loại bệnh mạn tính, tăng cường hệ miễn dịch cùng tinh thần thoải mái.

thực phẩm có tính kiềm
                                                    Thực phẩm có tính kiềm
  1. Vì sao cần bổ sung thực phẩm có tính kiềm cho cơ thể?

Cơ thể có khoẻ mạnh hay không phụ thuộc vào rất nhiều thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày. Dung nạp càng nhiều đồ ăn, thức uống lành mạnh và phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hoá dinh dưỡng, giúp cơ thể duy trì trạng thái tốt nhất. Ngược lại nếu hấp thụ quá nhiều chất có hại sẽ khiến sức khoẻ suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.

1.1 Cơ thể khoẻ mạnh mang tính kiềm tự nhiên

Hiểu một cách đơn giản, bất kỳ chất nào cũng sẽ có một tính chất và được xác định qua pH (chỉ số đo hoạt động của các ion hydro (H+) trong dung dịch). Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính kiềm (bazo). Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính.

Chỉ số thang đo pH nằm trong khoảng 0-14, pH = 7 thì dung dịch trung tính. Nếu dung dịch có tính axit thì độ pH nằm trong khoảng 0<pH<7 và ngược lại khi độ pH nằm trong khoảng 14>pH>7 dung dịch sẽ mang tính kiềm.

Thực phẩm giàu tính kiềm
                                                                          Thực phẩm giàu tính kiềm

Ở trạng thái tự nhiên, cơ thể của chúng ta có tính kiềm nhẹ với độ pH duy trì ở mức 7.34 – 7.4. Tuy nhiên, tính kiềm này rất dễ mất đi và bị axit hoá. Ngoài những lý do axit hoá cơ thể vì tác động bên ngoài như ô nhiễm môi trường, khói bụi, khí thải, tia UV…thì chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý cũng là nguyên nhân to lớn dẫn đến việc biến môi trường trong cơ thể thành môi trường axit.

Axit dư thừa là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột…cho cơ thể

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng Quốc gia: “Khi bị oxy hoá, các tế bào già hoặc chết đi tạo ra nhiều gốc tự do có tính axit là nguyên nhân gây bệnh. Chất bicarbonate (chất kiềm) sẽ giúp cân bằng lại môi trường axit – kiềm, giữ cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần vui vẻ

Tiến sĩ Otto Warburg, nhà sinh lý học, bác sĩ y khoa, người đã đoạt giải Nobel sinh lý học và Y khoa năm 1931 khẳng định rằng: “Các tế bào ung thư có tính axit, trong khi các tế bào khoẻ mạnh mang tính kiềm“.

Mặc dù cơ thể chúng ta có cơ chế tự tiết ra enzyme để cân bằng axit dư thừa, tuy nhiên, nếu lượng dư thừa axit lên đến mức vượt quá giới hạn, cơ thể buộc phải lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà lượng axit dư này, nếu tình trạng kéo dài, các khoáng chất kiềm dự trữ hao hụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, tóc, đặc biệt là xương…

Do đó kiềm hoá cơ thể là điều quan trọng cần làm nhằm tăng cường môi trường kiềm giúp tế bào khoẻ mạnh phát triển, hạn chế sự sinh sôi tế bào bệnh tật

1.2 Cơ thể khoẻ mạnh cần được kiềm hoá

Tiến sĩ Gerald Bresnahan, bác sĩ chuyên khoa tim mạch nổi tiếng, tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đời tổng thống Mỹ đã đưa ra nhận định: “Hàng thập kỷ qua, chúng ta đều đã biết sự quan trọng của chế độ ăn có nhiều chất kiềm, nhưng chúng ta đã không thực hiện được một chế độ ăn uống kiềm hoá hoàn hảo bởi vì chúng ta không thể ăn đủ thức ăn có tính kiềm.”

Theo khảo sát, 80% thực phẩm được đưa vào cơ thể thường có tính axit như thịt đỏ, đồ chiên, nướng, nước ngọt, rượu, bia, thức uống có cồn. Điều này dễ gây ra tình trạng dư thừa axit – là nguyên nhân gây ra các loại bệnh như dạ dày, trào ngược axit, gout, loãng xương, thậm chí là ung thư…Trong khi đó những thực phẩm giàu kiềm như rau xanh, trái cây…chỉ chiếm một số ít trong thực đơn hàng ngày. Chính vì thế thay đổi thói quen ăn uống bằng cách hạn chế tối đa các thực phẩm có tính axit và bổ sung nhiều thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp cơ thể duy trì tính kiềm tự nhiên để khoẻ mạnh hơn.

1.3 Lợi ích sức khoẻ từ thực phẩm có tính kiềm

Để có một cơ thể thực sự khoẻ mạnh, chúng ta cần duy trì độ pH ổn định trong cơ thể là từ ~7.34 – 7.4 (nghiêng về tính kiềm nhẹ).

Bảng đo độ pH của nước

Bổ sung các thực phẩm giàu kiềm hàng ngày là việc quan trọng, cần thiết giúp nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể tự chữa lành và hoạt động enzyme tốt hơn để phòng tránh nhiều loại bệnh khác nhau do thừa axit gây ra. Ngoài ra, thực phẩm có tính kiềm còn có tác động tích cực đến sức khoẻ như

Cân đối vóc dáng:
Chế độ ăn giàu kiềm sẽ hạn chế chất béo và lượng calo nạp vào cơ thể, do vậy đây là chế độ ăn rất phù hợp cho những người có nhu cầu giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn.

Hỗ trợ chức năng cho thận:
Theo một nghiên cứu vào năm 2017, chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều thực phẩm có tính axit như thịt đỏ, sữa, cá, đường, nước ngọt, cà phê, rượu, đồ chiên nướng…có thể làm tăng nồng độ axit trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động của thận. Những thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp hạn chế tình trạng hoạt động quá tải của thận, đồng thời hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng của một số bệnh nhân mắc bệnh thận.

Ngăn ngừa ung thư:
Thực phẩm giàu kiềm không có khả năng chữa được bệnh ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học vào năm 2010 nhận định rằng nếu chúng ta giảm lượng thịt, tăng cường rau xanh và các loại trái cây trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu lượng axit dư, rất tốt cho việc phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Phòng ngừa bệnh tim:
Thịt đỏ và đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ mà những yếu tố chính khiến chúng ta có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, một chế độ ăn với nhiều thực phẩm có tính kiềm giúp chúng ta hạn chế được điều này để giữ một trái tim luôn khoẻ mạnh

Làm chậm quá trình lão hoá:
Theo Tiến sĩ Sang Whang, tác giả của cuốn sách “Chống lại sự lão hoá” thì “sự tích tụ của các chất thải axit làm cho cơ thể dần lão hoá, giảm các chất thải axit làm trẻ hoá lại”. Việc thưởng thức nhiều loại thực phẩm có tính kiềm không chỉ tốt cho sức khoẻ, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh mà còn giúp trẻ hoá cơ thể, làm chậm quá trình lão hoá.

Trên đây là những lợi ích không thể phủ nhận mà thực phẩm có tính kiềm mang đến cho sức khoẻ chúng ta. VIệc đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng là vô cùng quan trọng để có một sức khoẻ tốt, nâng cao sức đề kháng cơ thể, hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Chính vì vậy chúng ta cần lên danh sách những loại thực phẩm giàu kiềm và bổ sung chúng vào thực đơn hôm này để có một cơ thể khoẻ mạnh.

2. CÁC THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM TỐT CHO SỨC KHOẺ
2.1 Các loại rau, đặc biệt là rau có lá xanh

Rau xanh luôn được các chuyên gia y tế và những người yêu lối sống xanh sạch khoẻ khuyến khích bổ sung thật nhiều trong các bữa ăn. Bởi chúng không chỉ chứa các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn là loại thực phẩm có tính kiềm. Chất kiềm này vô cùng tốt cho sức khoẻ, có tác dụng trung hoà axit dư và cân bằng môi trường kiềm – axit trong cơ thể vô cùng hiệu quả.

Các loại rau xanh có tính kiềm mạnh
                                                            Các loại rau xanh có tính kiềm mạnh

2.2. Các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ

Nên bổ sung hạt điều, hạt dẻ và hạnh nhân trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của bạn. Bên cạnh là nguồn chất béo tốt cho cơ thể, các loại hạt này cũng giàu tính kiềm tốt cho cơ thể

Hạt hạnh nhân giàu tính kiềm
                                                                       Hạt hạnh nhân giàu tính kiềm

Hạnh nhân là một trong những thực phẩm có tính kiềm, giúp kiềm hoá đường tiêu hoá, làm giảm sự tích tụ axit dư, đồng thời giữ cho độ pH của cơ thể ở trạng thái cân bằng. Ngoài ra, thường xuyên ăn hạnh nhân sẽ tác động tích cực đến hệ tiêu hoá, tăng khả năng miễn dịch và phòng chống bệnh tật.

2.3 Đậu nành

Đậu nành được coi là thực phẩm có tính kiềm vô cùng cao. Các thực phẩm được làm từ đậu nành là nguồn dinh dưỡng rất giàu tính kiềm. Đây là loại thực phẩm tuyệt vời để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ mắc các bệnh do dư thừa axit gây nên.

Những món ăn chế biến từ đậu nành giàu tính kiềm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh do dư thừa axit trong cơ thể

Đặc biệt dầu đậu nành có tính kiềm cực kỳ cao gấp đến 20 lần tính kiềm của sữa và rất tốt cho làn da. Chính vì vậy mà các chuyên gia y tế luôn khuyên người sử dụng dầu đậu nành trong nấu ăn thay cho mỡ động vật.

2.4 Các loại trái cây và nước ép trái cây

Cũng giống như rau xanh, các loại trái cây, đặc biệt là loại trái cây chứa nhiều nước là thực phẩm có tính kiềm. Các chuyên gia dinh dưỡng coi trái cây là loại thức ăn mang tính kiềm tốt nhất, đồng thời là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tự nhiên, an toàn.

Nước trái cây giàu kiềm
                                                                                 Nước trái cây giàu kiềm

2.5 Trái cây có múi

Đa số mọi người thường cho rằng, những loại trái cây họ cam quýt chanh có vị chua nên sẽ có tính axit cao và khiến axit hoá cơ thể nhưng thực chất chanh là thực phẩm có tính kiềm. Họ cam chanh trong quá trình tiêu hoá sẽ tạo ra phản ứng kiềm. Chính vì vậy, ngoài cung cấp Vitamin C giúp giải độc cơ thể, chống oxy hoá…nước cam chanh cho thêm chút muối và mật ong được áp dụng rất nhiều để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch và bệnh tật.

Trái cây có múi là nguồn thực phẩm giàu tính kiềm, bổ sung vtamin C cho cơ thể

2.6 Chuối chín

Hầu hết chúng ta đều chọn chuối vừa chín tới để ăn, nhưng chuối vừa chín tới có thể dẫn đến táo bón, tạo axit và hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Chuối chín sẽ cung cấp một loại vitamin, khoáng chất và là thực phẩm có tính kiềm tốt cho cơ thể, đặc biệt là giàu Kali tốt cho hệ thần kinh.

                 Chuối chín giàu chất xơ và giàu kiềm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

2.7 Dưa hấu

Dưa hấu là trái cây có độ pH lên đến 9.0, rất giàu vitamin, khoáng chất. Các chất xơ và hàm lượng nước trong dưa hấu khiến loại quả này trở thành thực phẩm tuyệt vời giúp chúng ta loại bỏ độc tố, bổ sung tính kiềm và cân bằng độ pH của cơ thể.

                              Dưa hấu là trái cây mọng nước giàu vitamin C, giàu khoáng chất, có tính kiềm cao

2.8 Đu đủ

Quả đu đủ là loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá rất tốt, bởi đu đủ chứa nhiều chất kiềm, xơ, nước, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ. Nếu bổ sung đu đủ vào chế độ ăn hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, làm giảm các triệu chứng đau và hạn chế việc trào ngược axit trong dạ dày.

                                                   Đủ đủ giàu vitamin

2.9 Rong biển

Rong biển và các loại rau biển cũng là nguồn thực phẩm có tính kiềm cao và mang đến nhiều tác động tích cực cho sức khoẻ. Chùng sở hữu hàm lượng khoáng chất gấp 10-20 lần so với các loại rau trồng đất liền. Do vậy việc bổ sung rong biển vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng vô cùng quan trọng.

                                              Rong biển là thực phẩm giàu kiềm tốt cho sức khoẻ

2.10 Tỏi

Chúng ta thường thấy tỏi được chế biến chung với các món thịt đặc biệt là thịt bò. Ngoài việc tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn thì tỏi còn có một tác dụng vô cùng đặc biệt. Tỏi là loại thực phẩm có tính kiềm, khi kết hợp với thịt đỏ, pho mát và trứng sẽ giúp trung hoà axit trong các loại thực phẩm này. Tỏi còn được kết hợp với rau xanh, đây là sự kết hợp tuyệt vời, đem lại cho chúng ta nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng và giàu kiềm tốt cho cơ thể.

 

                          Không chỉ tạo hương vị cho món ăn, tỏi còn giàu chất xơ và giàu kiềm

2.11 Củ cải đường

Củ cải đường rất giàu chất dinh dưỡng và được xếp vào nhóm thực phẩm có tính kiềm mạnh. Củ cải đường có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất thiết yếu như kali giúp giữ cho tinh thần sảng khoái, hạn chế sản sinh axit do căng thẳng, stress. Củ cải đường còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy khi chúng ta sử dụng chiết xuất từ củ cải đường còn có khả năng làm giảm hình thành khối u trong các mô khác nhau.

                          Củ cải đường có tính kiềm mạnh và giàu chất dinh dưỡng

2.12 Nước ion kiềm tự nhiên giàu hydro hoà tan

Ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm giàu tính kiềm vào chế độ ăn hàng ngày để giúp cho cơ thể ở trạng thái khoẻ mạnh thì việc uống nước ion kiềm giàu hydro cũng là một cách tuyệt vời giúp cân bằng pH trong cơ thể.

                                                                    Nước ion kiềm có 4 đặc tính quý giá

Nước ion kiềm tạo ra từ máy lọc nước điện giải có tới 4 đặc tính quý giá giúp tăng cường miễn dịch, loại bỏ gốc tự do, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, bổ sung vi khoáng tự nhiên cho cơ thể, cấp nước nhanh chóng, thải độc, thanh lọc tế bào…

  • Giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh
  • Chống oxy hoá mạnh
  • Cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ
  • Giàu vi khoáng tự nhiên cần thiết

Đặc biệt trong đó là đặc tính giàu kiềm tự nhiên như rau xanh với độ pH từ 8.0-9.5 giúp kiềm hoá cơ thể, trung hoà lượng axit dư thừa hiệu quả, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.

Xem các sản phẩm tạo nước ion kiềm tại đây:

Máy tạo nước ion kiềm.
Máy tạo khí hydro
Ly tạo nước hydro cầm tay

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *